TOP 7 ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng nhất ở Hà Nội

TOP 7 ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng nhất ở Hà Nội

Thủ đô Hà Nội với bề dày văn hiến nghìn năm, là nơi quy tụ của nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng trong cả nước. Theo thống kê sơ bộ, có hàng trăm địa điểm tâm linh nằm rải rác trên các tuyến phố sầm uất ở Hà Nội như chùa Hương, chùa Phật Tích… Tham gia lễ cầu phúc đầu năm là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Đây không chỉ là dịp cầu một cái Tết an lành, hạnh phúc cho gia đình, người thân mà còn là dịp để du khách tĩnh tâm khi về cửa Phật. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu những ngôi chùa ở Hà Nội bạn nên đi để cầu bình an cho gia đình.

Chùa Hương

Chùa Hương

Chùa Hương được xem là một trong những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất Thủ đô. Chính bởi lẽ đó nên đầu xuân, ngôi chùa này thu hút rất đông du khách du lịch Hà Nội và cả người dân lân cận. Dịp lễ hội chùa Hương kéo dài từ tháng 1 cho đến tháng 3 âm lịch. Nếu ghé thăm Chùa Hương trong 1 ngày, bạn nên đền Trình, chùa Thiên Trù, động Hương Tích.

Đây được xem là 3 điểm đến linh thiêng nhất tại chùa Hương. Dọc hai bên đường lối lên Hương Tích có rất nhiều nhà hàng và quán bán đồ lưu niệm nhưng thường rất đắt vào mùa lễ hội. Theo kinh nghiệm đi chùa Hương cũng như kinh nghiệm du lịch Hà Nội, bạn nên chuẩn bị lễ hương, bánh, trái, sớ đầy đủ tại nhà để tránh trường hợp bị ép giá khi sắm tại đây.

Chùa Quán Sứ thanh tịnh

Chùa Quán Sứ thanh tịnh

Chùa Quán Sứ nằm trên phố Quán Sứ từ lâu đã nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh. Ngoài ra đây còn là trụ sở của giáo hội Phật giáo Việt Nam, là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của giáo hội. Bởi vậy trong ngày đầu năm mới, rất đông người dân, Phật tử về đây để đi lễ cầu mong mình và gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. Chùa Quán Sứ cũng là một trong rất ít ngôi chùa ở Việt Nam mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ.

Chùa Trấn Quốc xây dựng vào thời Lý

Chùa Trấn Quốc xây dựng vào thời Lý

Được xây dựng từ thời vua Lý Nam Đến, chùa Trấn Quốc được bình chọn là một trong 16 ngôi chùa cổ đẹp nhất thế giới. Chùa toạ lạc trên hòn đảo duy nhất của hồ Tây trên đường Thanh Niên, tạo nên cảnh quan phong thủy hữu tình.

Nổi tiếng linh thiêng về cầu tài, cầu lộc lại là danh thắng bậc nhất đất kinh kỳ; chùa Trấn Quốc xưa kia thường là nơi để các vua chúa ngự giá đến vãng cảnh; và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết. Ngày đầu năm, ngôi chùa này luôn tấp nập những du khách; phật tử đến lễ chùa và cầu mong những điều may mắn sẽ đến với gia đình mình.

Chùa Phúc Khánh ở Sơn Tây

Chùa Phúc Khánh ở Sơn Tây

Chùa Phúc Khánh tọa lạc trên phố Tây Sơn, Hà Nội. Nơi đây từ lâu đã là một địa chỉ tâm linh quen thuộc và nổi tiếng linh thiêng đối với người dân Hà Nội. Phần bởi chùa có kiến trúc cổ kính, thanh tịnh; phần vì chùa nổi tiếng về dâng sao giải hạn đầu năm; thế nên ngay sau thời khắc giao thừa, rất đông người đã tới đây cầu may; hái lộc và xin quẻ cho một năm mới của bản thân và gia đình.

Chùa Láng là biểu tượng của Lý Thần Tông

Chùa Láng là biểu tượng của Lý Thần Tông

Nằm trên phố chùa Láng, đây là cũng một trong những ngôi chùa có số lượng tượng thờ nhiều nhất Hà Nội và cả Việt Nam, gồm 198 pho tượng lớn nhỏ, tiêu biểu là tượng Lý Thần Tông (1128 – 1138) ngồi trên ngai vàng và pho tượng Từ Đạo Hạnh đan bằng mây phủ sơn bên ngoài. Vào những ngày đầu xuân, du khách thập phương nườm nượp về đây khói hương nghi ngút; và lặng yên hưởng chút dư vị thanh bình hiếm hoi còn sót lại giữa lòng Hà Nội.

Chùa Hà nổi tiếng về cầu duyên

Chùa Hà nổi tiếng về cầu duyên

Chùa Hà từ lâu đã là ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng về cầu tình duyên. Thế nên trong ngày đầu năm Chùa Hà được rất các bạn trẻ; nam thanh nữ tú đi lễ bên cạnh các cụ cao nên và người trung niên. Tòa phật điện của chùa Hà được bố trí theo nhiều lớp. Lớp cao nhất là ba pho Tam thế thường trụ diệu pháp thân; đại diện cho Đức Phật ở thì hiện tại, quá khứ và tương lai.

Chùa Kim Liên ở Tây Hồ

Chùa Kim Liên ở Tây Hồ

Chùa Kim Liên nằm phía đông bắc Hồ Tây, thuộc làng Nghi Tàm; phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa có kiến trúc mang dáng vẻ cung đình. Toàn bộ cổng chùa được làm bằng gỗ, khá đồ sộ và chạm khắc công phu. Các hoa văn được khắc trên vì kèo, đầu cột, đầu mái chùa; chủ yếu là hình hổ phù, lá và hoa sen, hình rồng cách điệu, mây vờn… Đây là lối kiến trúc có từ thế kỷ 17 trở về trước và chỉ phổ biến ở Đàng Trong. Những ngày lễ Tết, đầu xuân năm mới; người dân lại tìm đến đây để cầu bình an, may mắn.

Dù bạn ở Hà Nội hay ở mọi miền tổ quốc thì nếu có dịp đến Hà Nội hãy ghé thăm những ngôi chùa do trang SKP chia sẻ để hiểu hơn về phong tục, văn hóa Việt Nam. Dịp đầu năm là thời điểm khách thập phương đổ về thủ đô Hà Nội rất đông để lễ chùa, cầu may.

Nguồn: vntrip.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội