Sợi chỉ đỏ buộc cổ tay được coi như một lá bùa hộ mệnh

Sợi chỉ đỏ buộc cổ tay được coi như một lá bùa hộ mệnh

Buộc sợi chỉ đỏ vào cổ tay là truyền thống lâu đời của dân tộc người Tày, Nùng. Sợi chỉ này thường có rất nhiều ý nghĩa. Nó mang nặng giá trị tinh thần và tâm linh rất sâu sắc. Ngoài ra nó còn mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Sợi chỉ đỏ được coi như một lá bùa hộ mệnh cầu bình an và may mắn. Nó sẽ mang lại những điều tốt đẹp. Khi đeo sợi chỉ đỏ, mọi người bắt buộc phải tuân theo kiêng kỵ nghiêm ngặt. Sợi chỉ này thường được đeo cho trẻ con vào lễ đầy tháng hoặc trong những dịp đặc biệt. Truy cập vào Phong tục- Tập quán để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị nhé!!

Sợi chỉ đỏ buộc cổ tay

Lễ buộc tay xuất phát từ cuộc sống đời thường, trong sinh hoạt, lao động và sản xuất. Con người phải chống chọi với quy luật sinh tồn của thiên nhiên. Sợi chỉ đeo tay của đồng bào dân tộc tựa như một bùa hộ mệnh bảo vệ con người, mang lại sức khỏe và những điều may mắn.

Theo phong tục, nghi lễ buộc chỉ cổ tay phải được tiến hành ở nơi trang trọng nhất trong nhà trước bàn thờ tổ tiên. Sau khi thực hiện các nghi thức cúng bái, thầy cúng tiến hành buộc sợi chỉ đỏ lên cổ tay cho từng người trong gia đình. Thầy làm phép bằng cách đọc một bài khấn, ứng phép châm que hương vào sợi dây rồi buộc vào cổ tay. Theo quy tắc nam buộc tay trái, nữ buộc tay phải.

Buộc chỉ đỏ cổ tay còn được tiến hành trong lễ cưới của người Tày, Dao. Họ quan niệm, sợi dây sẽ cột chặt hồn vía đôi trai gái có cuộc sống vợ chồng bền chặt, công việc làm ăn trôi chảy, sớm sinh con đẻ cái. Thế nên người con trai muốn tỏ tình với cô gái thường có câu hát: “Còn chờ đợi gì nữa mà không chịu nắm tay anh trao/Còn chờ đợi gì nữa mà không chịu đeo sợi chỉ này/Sợi chỉ cột tình anh, sợi chỉ cột tình em”.

Tục lệ lâu đời

Đã thành thông lệ, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, anh Nguyễn Văn Bảo, thôn Nà Khà, xã Lăng Can (Lâm Bình) lại đưa con đến nhà thầy mo (thầy cúng – người thường làm các lễ liên quan đến phong tục tập quán của người Tày, Nùng) để làm lễ buộc chỉ cổ tay. Anh cho biết, xin thầy sợi chỉ đỏ với mong muốn các con anh đón năm mới có nhiều sức khỏe, hay ăn chóng lớn. Bởi sợi chỉ đỏ theo quan niệm của người dân tộc Tày như lá bùa hộ mệnh. Mục đích để bảo vệ mỗi người, mang đến những điều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống.

Tục lệ có từ lâu đời

Khi đã được buộc chỉ cổ tay thì bất cứ người nào cũng phải tuân thủ những điều kiêng kị. Họ không được tự ý tháo khi chưa đủ ngày, trừ phi chỉ tự đứt. Và thông thường, người Tày thường đeo ít nhất từ 1 tuần trở lên.

Nghi thức cầu may mắn

Tục buộc chỉ cổ tay không tốn kém cũng không phải vấn đề mê tín dị đoan. Mà đơn thuần chỉ là một nghi thức cầu an từ thuở sơ khai. Nhằm củng cố tinh thần cho con người luôn vững tin trước thế giới siêu nhiên. Lễ buộc chỉ cổ tay thường được thực hiện vào dịp. Ví dụ như Tết, đám cưới, cúng giải hạn, cúng đầy tháng cho trẻ và vào 1, hôm rằm hàng tháng… Với mong muốn có người luôn khỏe mạnh, có cuộc sống bình an, hạnh phúc. Người Tày, Nùng còn thực hiện nghi lễ này đối với khách đến chơi nhà. Để thể hiện sự hiếu khách, mong những điều tốt đẹp đến với khách.

Nghi thức cầu may mắn

Người làm lễ buộc chỉ cổ tay phải là người làm nghề mo hoặc đang thờ tổ mo mới làm được. Thầy mo là thầy cúng trong các bản, làng. Những người này làm các lễ linh thiêng, lễ hội, đầy tháng tuổi cho trẻ sơ sinh, ma chay, cưới xin, dựng nhà mới… Tất cả những công việc ấy người trong làng cần thầy mo cầu khấn trước thần linh. Những thầy mo này đều có các bài cúng được viết theo dạng cổ, thể theo tiếng địa phương.

Quy trình làm lễ

Khi làm lễ, thầy mo sẽ đặt cuộn chỉ lên bàn thờ rồi cầu nguyện xin ban cho quyền năng của thế lực siêu nhiên nhập vào cuộn chỉ để phù trợ cho con người giữ được vía luôn mạnh khỏe (theo quan niệm dân gian, nam có 7 vía, nữ 9 vía). Làm lễ xong, chỉ được mang xuống buộc cho khách: khách nam thì chập bảy sợi chỉ lại (tượng trưng 7 vía) rồi buộc vào bên tay trái; khách nữ thì là 9 sợi chỉ (tượng trưng 9 vía) buộc vào bên tay phải.

Tuy nhiên, tục buộc chỉ cổ tay được thực hiện chủ yếu ở người già và trẻ nhỏ. Bởi người Tày, Nùng quan niệm, trẻ nhỏ vía còn non nớt nên gia đình, dòng tộc tổ chức lễ buộc chỉ cổ tay khi trẻ tròn một tháng tuổi, còn gọi là buộc vía. Còn người già sẽ luôn khỏe mạnh để vượt qua bệnh tật. Vì vậy, đến nay hầu hết gia đình nào có người già, trẻ nhỏ đều thực hiện nghi lễ này.

Tục buộc chỉ cổ tay mang đậm nét văn hóa của đồng bào Tày, Nùng và hiện vẫn được duy trì trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây.

Nguồn: baotuyenquang.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội