Hàn Quốc là quốc gia được đánh giá là đất nước có số lượt du khách đến tham quan và du lịch đứng nhất nhì trên Thế giới và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong những năm gần đây. Đất nước này được mọi người ưu ái với cái tên quen thuộc và đặc trưng là xứ sở kim chi. Sở dĩ du khách ghé đến Hàn Quốc đông là vì đây vừa là một đất nước xinh đẹp, hòa bình, khí hậu đa dạng, đồ ăn thức uông phong phú, lạ miệng. Đặc biệt nơi đây có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, vĩ đại và mang giá trị lịch sử và văn hóa sâu sắc. Khu di tích vương triều Baekjie là một trong những địa danh nổi tiếng nơi đây.
Khu di tích vương triều Baekjie không chỉ đơn thuần chỉ là địa danh thu hút du khách bởi nét đẹp cổ của nước Hàn thời xưa mà còn có giá trị lịch sử lâu dài theo thời gian đối với đất nước và con người Hàn Quốc. Vì vậy luôn được họ trân trọng, giữ gìn và bảo tồn để khu di tích này có thể trường tồn lâu hơn với thời gian và thu hút khách quốc tế tìm đến tham quan và tận mắt chiêm ngưỡng.
Khu di tích vương triều Baekjie có lịch sử lâu đời tại Hàn Quốc
Khu di tích vương triều Baekje không chỉ là những công trình kiến trúc đẹp. Mà đây còn là minh chứng duy nhất còn lại của một nền văn hóa truyền thống trong lịch sử. Những công trình kiến trúc này đã tạo nên tác động không hề nhỏ đối với sự phát triển kiến trúc tại Hàn Quốc. Đặc biệt là đối với các quốc gia lân cận trong thời kỳ sau đó.
Vương triều Baekje (Bách Tế) do Onjo thành lập. Ông là con trai thứ ba của Chu Mông (Jumong). Người sáng lập ra vương triều Cao Câu Ly. Baekje cũng giống như Cao Câu Ly đã tự mình tuyên bố là quốc gia kế thừa của Phù Dư Quốc. Một vương quốc được lập nên trên phần lãnh thổ Mãn Châu. Bách Tế cùng với Cao Câu Ly và Tân la có lúc chiến tranh và cũng có thời gian liên minh với nhau. Vào thời hoàng kim, khoảng thế kỷ thứ 4, Baekje kiểm soát hầu hết miền tây bán đảo Triều Tiên. Phía bắc lên tới Bình Nhưỡng và thậm chí cả một phần lãnh thổ Trung Quốc ngày nay. Năm 660, Bách Tế bị đánh bại bởi một liên minh giữa nhà Đường và Tân La.
Quần thể di tích lịch sử vương triều Baekje của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới. Quyết định này được đưa ra tại cuộc họp lần thứ 39 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc UNESCO tại Bonn, Đức. Hôm thứ Bảy (4/7, theo giờ Hàn Quốc).
Những di tích còn lại của vương triều Baekjie không còn nhiều
Khu di tích vương triều Baekje là quần thể gồm các tường thành và mộ cổ triều đại Baekje. Trong lịch sử Hàn Quốc, triều đại Baekje bắt đầu từ năm 18 trước Công Nguyên. Kéo dài đến thế kỷ VII. Các di tích về vương triều này nằm rải rác ở tám địa điểm trên vùng Gongju, Buyeo thuộc tỉnh Nam Chungcheong. Và Iksan thuộc tỉnh Bắc Jeolla.
Những di tích còn lại của vương triều Baekje đến nay không còn nhiều chỉ còn lại tám địa điểm chính. Theo các nhà khảo cổ học thì 8 địa điểm này có niên đại khoảng từ năm 475 tới 660. Bao gồm pháo đài Gongsanseong. Khu lăng mộ hoàng gia ở Songsan-ri. Ungjin ngày nay là Gongju. Thành núi Buso và các tòa nhà hành chính Gwanbuk-ri. Đền Jeongnimsa. Những ngôi mộ hoàng gia tại Neungsan-ri; các bức tường tại thành phố Naseong thế kỷ VII.
Một số địa điểm tham quan thuộc khu di tích Baekjie
Pháo đài Gongsanseong được xây dựng rất vững chãi, có chiều dài 2,5 km. Ngay nay công trình kiến trúc này vẫn còn khá nguyên vẹn. Là điểm thăm quan nổi tiếng tại Hàn Quốc đối với những du khác yêu lịch sử của đất nước kim chi này.
Khu lăng mộ Hoàng gia Songsan-ri là khu lăng mộ gồm bảy ngôi mộ vương triều Baekje thời đại Ungjin. Bao gồm cả lăng mộ vua Munyeong lăng duy nhất xác định được chủ nhân trong số các lăng tẩm triều đại Baekje.
Các di tích lăng tẩm và di vật như quan tài đóng bằng gỗ thông Nhật Bản. Thể hiện thấy rõ quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế giữa triều đại Baekje với các quốc gia trên khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Ấn Độ.
Ungjin ngày nay là Gongju là kinh đô của vương triều Baekje trong thời gian từ năm 475 đến năm 538 sau công nguyên. Năm 538, vương triều Baekje rời đô về Sabi (nay là Buyeo). Tuy chuyển về Sabi nhưng Ungjin vẫn được sử dụng. Và là một trung tâm quan trọng cho đến khi vương triều Baekje hoàn toàn sụp đổ năm 660.
Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới
Cụm di tích thôn Gwanbuk được xác định là hoàng thành của triều đại Baekje. Bao gồm không gian sinh hoạt của hoàng đế, hệ thống dẫn nước, dự trữ nước, hồ, đường bộ, hệ thống tưới tiêu và tường đá… Thành núi Buso được xây dựng đằng sau hoàng cung. Ngày thường là hậu viên nhưng khi có biến cố sẽ trở thành hệ thống kiên cố bảo vệ hoàng cung.
Vết tích nền móng đền Jeongnimsa là nơi nổi tiếng ở đây. Jeongnimsa là ngôi đền đặt ở vị trí trung tâm nhất ở thủ đô triều đại Baekje. Nơi đây hiện vẫn còn ngọn tháp năm tầng. Là bảo vật quốc gia số 9 của Hàn Quốc. Phản ánh các giá trị văn hóa, nghệ thuật Hàn Quốc. Cũng như kỹ thuật xây dựng bằng đá đầy tinh xảo và khéo léo của triều đại Baekje.
Khu lăng mộ Hoàng gia Neungsan-ri là nơi bảo tồn bảy lăng tẩm. Hội tụ cả ba kiểu kiến trúc lăng mộ mái vòm điển hình của triều đại Baekje (538-660). Đặc biệt trên bốn mặt tường gian thờ bên trong của ngôi mộ thứ nhất có vẽ tranh Sansindo (Tứ thần đồ). Trên trần lăng có họa tiết hoa sen, mây. Đây là những tài liệu quan trọng. Có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu hội họa giai đoạn vương triều Baekje.
Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Khu di tích vương triều Baekje của Hàn Quốc là Di sản văn hóa thế giới năm 2015.
Xem thêm nhiều thông tin liên quan khác tại Di sản.
Nguồn: ngaynay.vn