Ném pao là một trò chơi dân gian lâu đời ở Việt Nam. Trò chơi truyền thống này thường xuất hiện tại các lễ hội ở miền núi. Thường sẽ diễn ra ở một khu đất rộng. Với ý nghĩa yêu đương, ném pao là trò chơi quen thuộc của những thanh niên trong làng. Hình ảnh này cũng đã được đưa vào trong văn chương rất nhiều lần. Nó mang một ý nghĩa lãng mạn độc đáo, sâu sắc. Trải qua bao nhiêu năm lịch sử, hiện trò chơi này vẫn còn rất phổ biến trong những lễ hội vùng cao. Truy cập vào Phong tục- Tập quán để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị nhé!!
Ném pao trong con mắt của người Mông
Quả pao do các cô gái Mông tự tay khâu rất cẩn thận, tỉ mỉ từ 3 – 5 lớp vải. Bên trong nhồi hạt lanh, vải vụn và bông để tạo độ nẩy, phồng và mềm mại cho quả pao. Họ chú ý từng đường kim, mũi chỉ để làm thành quả pao hình vuông to hơn bàn tay. Với màu sắc sặc sỡ, ở giữa là hình những bông hoa nhỏ li ti nhiều màu hoặc những bông hoa to. 4 góc quả pao đều được xâu những chuỗi vòng màu xanh, đỏ, vàng, trắng sặc sỡ dài khoảng 20 cm. Cuối cùng là điểm những tua rua màu hồng, trắng cho quả pao càng nổi bật hơn. Khi tung lên cao sẽ lấp lánh rực rỡ sắc màu.
Những cô gái Mông rất sáng tạo khi làm ra quả pao có nhiều màu sắc đẹp mắt. Họ không chỉ dùng vải thổ cẩm để khâu mà còn dùng thêm những hạt vòng nhiều màu và các tua rua. Mục đích để tạo điểm nhấn cũng như sự mềm mại của quả pao. Chỉ cần nhìn vào quả pao, các chàng trai sẽ biết cô gái ấy có tính cách như thế nào. Khéo léo hay cẩu thả, chăm chỉ hay lười biếng.
Công việc quan trọng nhất của thiếu nữ Mông là phải biết xe lanh, dệt vải và làm quả pao. Người đàn ông Mông khi đi tìm vợ, việc đầu tiên là họ xem khả năng làm quả pao của các cô gái. Một quả pao tốt, đẹp thì các đường khâu phải kín đáo, khi cầm quả pao không cứng hoặc mềm quá. Người thiếu nữ Mông giỏi giang, đảm đang thì phải biết làm quả pao vừa tốt vừa đẹp. Quả pao của các thiếu nữ màu sắc sặc sỡ hơn, còn quả pao của các cô bé mới lớn thường đơn giản vì chỉ dùng pao để chơi.
Trò chơi truyền thống
Trò chơi ném pao được diễn ra ở những khu đất rộng tương đối bằng phẳng. Thường thì một bản sẽ có một sân riêng để tụ họp chơi pao. Quả pao được làm từ những miếng vải lanh kết lại thành hình tròn, bên trong nhồi hạt lanh hoặc bông vải. Quả pao của các thiếu nữ Mông làm thường to, màu sắc bắt mắt và sặc sỡ hơn. Còn pao của các cô bé mới lớn đơn giản hơn, bé hơn và có màu đen.
Người chơi được chia làm hai bên nam – nữ, những người này có thể là người cùng bản hoặc là người khác bản. Tuy nhiên người Mông cấm tuyệt đối ném pao giữa những người cùng dòng họ. Vì ném pao là để tỏ tình, yêu đương nên người ta kiêng kị.
Sân chơi pao có chiều dài, rộng từ 50 m trở lên là có thể chơi được. Khoảng cách hai đội cách nhau khoảng 5 – 7 m. Tài khéo léo của người ném pao là không để cho pao rơi xuống đất. Và được giao ước với nhau bằng về số lần ném, số lần bắt được pao. Nếu bên nào thua thì phải hát một bài hoặc làm một điều gì đó do đôi thắng quy định.
Ý nghĩa của trò chơi này
Ném pao ẩn chứa trong đó bao điều thú vị. Ban đầu họ chỉ chơi cho vui với nhau theo từng nhóm. Sau đó đôi nam nữ sẽ ném quả pao cho nhau. Và cứ ném qua, ném lại hàng giờ, hàng ngày mà không biết chán. Trong cuộc vui, nếu cô gái ưng chàng trai nào thường là họ khéo léo giấu tình cảm qua ánh mắt, nụ cười. Còn các chàng trai ưng cô gái nào thì giữ luôn quả pao.
Ném pao còn thể hiện sự khéo léo, tinh tế của thiếu nữ dân tộc Mông thông qua việc khâu quả pao. Một quả pao tốt thì các đường khâu phải kín, khi cầm quả pao không được cứng hoặc mềm quá. Một người phụ nữ Mông giỏi giang, đảm đang thì phải biết làm quả pao tốt. Người đàn ông Mông đi tìm vợ thì việc đầu tiên họ xem là khả năng dệt vải, thêu thùa và làm quả pao.
Hội ném pao diễn ra khi mùa vụ đã xong, ngày Tết đến. Vì vậy họ đến với hội chơi pao để giải tỏa những áp lực trong công việc, cuộc sống. Để hàn huyên, trò chuyện, chúc tục nhau những điều tốt đẹp trong năm mới. Ném pao còn là sợi dây kết nối các cộng đồng. Nó thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc trong đời sống xã hội Mông.
Nguồn: baotuyenquang.com.vn