Người Sán Dìu lưu truyền tục dán giấy màu từ xa xưa

Người Sán Dìu lưu truyền tục dán giấy màu từ xa xưa

Mỗi vùng, miền đều có những cách đón chào năm mới rất riêng biệt. Có vùng thì là lễ lấy nước đầu năm. Có miền lại theo truyền thống cúng mát nhà. Người Sán Dìu cũng có phong tục lễ nghi của riêng họ. Chính là tục lệ dán giấy màu vào dịp năm mới. Việc dán giấy màu này được cho là để tổ tiên biết mà ngăn ma quỷ xâm phạm. Dù đã được lưu truyền từ bao đời, nhưng tục lệ này vẫn được người dân nơi đây hết sức coi trọng. Không chỉ có ý nghĩa tâm linh, nó còn mang nặng giá trị tinh thần sâu sắc. Truy cập vào Phong tục- Tập quán để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị nhé!!

Người Sán Dìu

Người Sán Dìu là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Họ sinh sống trên địa bàn miền trung du của một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Ví dụ như Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh. Người Sán Dìu có dân số là 183.004 người năm 2019, 146.821 người năm 2009, 126.237 người năm 1999.

Dân tộc Sán Dìu có nguồn gốc từ thời Nhà Minh tại Quảng Đông, Trung Quốc. Sau đó dần dần di chuyển đến Việt Nam. Họ nói tiếng Xa và sử dụng chữ Hán, thuộc nhóm ngôn ngữ Ngái. Tuy nhiên người Sán Dìu được chính phủ Việt Nam phân loại là dân tộc riêng chứ không thuộc nhóm người Hoa.

Mục đích của tục lệ này rất giản dị và đơn sơ

Mục đích của tục lệ này rất giản dị và đơn sơ. Họ cho rằng con người ăn tết thì cây cối nhà cửa cũng được ăn tết. Đồng thơi thể hiện sự vui buồn qua màu sắc của giấy. Như màu đỏ, hồng ở cổng là gia đình ăn tết rất vui vẻ. Giấy màu vàng, xanh ở cổng thể hiện trong họ có việc buồn như có người mất… Gia đình dán giấy trắng ở cổng thể hiện gia đình mới có người mất. Hoặc đi tảo mộ ngày thanh minh … Do vậy những tục lệ và truyền thống cũng như con người của người Sán Dìu luôn thu hút được rất nhiều quan tâm.

Tín ngưỡng văn hoá

Vào ngày này, người Sán Dìu thức dậy vào sáng sớm để lau dọn nhà cửa, sau đó tiến hành dán giấy màu. Trong đó, gia đình nào cả năm thanh bình (không có người chết) thì dán giấy đỏ; nhà mới có tang được dán giấy xanh, vàng, trắng. Các cây ăn quả, chuồng gia súc cũng đều dán giấy màu đánh dấu để tổ tiên biết mà cai quản và ngăn ma quỷ chiếm giữ, phá hoại. Ngoài cổng cũng được dán giấy màu như trong nhà để tổ tiên biết cổng ngõ nhà mình, họ mình, con cháu nhà mình.

Bởi người Sán Dìu quan niệm, mọi vật đều có linh hồn và thế giới có 3 tầng (thiên đường, trần gian và cõi âm). Sau một năm lao động, sản xuất thì trong ngày Tết con người được nghỉ ngơi vui chơi Tết, các dụng cụ cũng cần được nghỉ ngơi. Có như vậy, năm mới sẽ làm việc tốt hơn, mùa màng bội thu.

Quy trình tiến hành

Theo đó, trong ngày cuối của năm cũ, người chủ gia đình người Sán Dìu mang những tờ giấy màu mua ở chợ về. Họ cắt nhỏ rồi đem dán lên khắp mọi nơi trong nhà. Với gia đình an lành, họ dán giấy đỏ. Từ cối xay, cối giã gạo, cuốc, xẻng, con dao, cái cày, cái bừa, cây cối quanh nhà, chuồng trại. Cho đến bàn thờ tổ tiên, tường, cổng nhà, các cửa ra vào… đều được dán giấy đỏ. Để các vật này được “nghỉ Tết”. Toàn bộ ngôi nhà bỗng trở nên rực rỡ, tràn đầy sinh khí đón năm mới. Theo quan niệm của người Sán Dìu, giấy đỏ là một vật thể hiện điềm may mắn. Nó tượng trưng cho một năm mới tốt lành, nhiều tài lộc sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, mùa màng bội thu. Nó còn giúp gia chủ xua đuổi tà ma, cây trồng không bị chim, thú, sâu bọ phá hoại.

Tín ngưỡng văn hoá

Việc dán giấy màu xanh, vàng, trắng đối với gia đình có đám tang cũng được thực hiện như dán giấy đỏ. Mục đích của việc dán giấy màu này nhằm thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, tri ân người đã khuất. Và ước vọng vể một năm mới tốt lành, may mắn.

Tín ngưỡng văn hoá được lưu truyền

Phong tục dán giấy màu của người Sán Dìu có từ lâu đời và đến bây giờ vẫn được lưu truyền. Những ngôi nhà của người Sán Dìu ở các xã vùng cao bừng sáng trong sắc đỏ. Đó là màu sắc của cành đào, của giấy màu. Đây chính là quà tặng cầu may, chúc phúc cho gia chủ và những vị khách quý của gia đình trong dịp năm mới. Nó góp phần tô đậm bản sắc văn hóa dân tộc phong phú và đa dạng.

Nguồn: baotuyenquang.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội