Lễ mừng cơm mới là nghi lễ nông nghiệp quan trọng bậc nhất

Lễ mừng cơm mới là nghi lễ nông nghiệp quan trọng bậc nhất

Ngoài lễ Tết nhảy hay truyền thống ở rể khác biệt, người Dao còn rất quan trọng với lễ mừng cơm mới. Đây là một nghi thức quan trọng bậc nhất. Nghi lễ này được tiến hành trước khi bước vào vụ gặt. Ý nghĩa của nó mục đích là để gắn bó đoàn kết và hướng về truyền thống, cội nguồn. Hãy cùng theo dõi nghi lễ đặc biệt này theo bài viết dưới đây nhé!!!! Truy cập vào Phong tục- Tập quán để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị nhé!!

Lễ vật cúng

Lễ vật cúng gồm một con heo, một con gà, gạo nếp, ché rượu cần, 1 gùi bông lúa… Sau khi cắt tiết gà trống hiến sinh, già làng sẽ lấy máu bôi lên cây nêu và các vật xung quanh.

Rồi sau đó, già làng khấn gọi hồn lúa, các thần linh. Đại ý: “Hỡi thần linh! bon làng người Mạ sống không thể thiếu các thần. Thần lúa, thần đất, thần nước, thần núi… đã đem đến những may mắn trong vụ mùa vừa qua. Cho thóc, lúa đầy kho để cuộc sống ấm no. Năm nay, già kính nhờ thần linh tiếp tục phù hộ dân làng tôi thu được nhiều lúa hơn năm trước. Mọi người khỏe mạnh, không ốm đau, bệnh tât; gia súc đầy đàn; lúa, bắp tốt tươi nhiều bông, nhiều trái…”.

Sau phần nghi lễ này, già làng còn dâng thần linh một con lợn. Ngoài ra còn có các loại nông sản thu hoạch được trong quá trình lao động sản xuất và một ché rượu cần lớn. Sau khi tế lễ xong, già làng sẽ mời khách và người dân trong bon mỗi người ăn một nắm cơm, một miếng thịt nướng. Mục đích để chúc mừng sức khỏe và cảm ơn thần linh đã về chứng giám, ban cho buổi lễ thành công. Khi đó mọi người bắt đầu chuyền tay nhau uống rượu cần. Theo thứ tự già, trẻ, nam, nữ; cùng tấu lên những điệu chiêng rộn rã. Họ cùng nhịp múa uyển chuyển ăn mừng một mùa bội thu.

Lễ mừng cơm mới

Lễ mừng lúa mới được người Dao tiến hành trước khi bước vào vụ gặt. Các gia đình thường làm đúng ngày 9-9 âm lịch để ăn Tết. Đây là dịp để con cháu người Dao sum họp quây quần, nhắc nhở nhau hướng về cội nguồn.

Nó đại diện cho lòng biết ơn tổ tiên

Nghi thức quan trọng nhất trong Lễ mừng lúa mới của người Dao là rước hồn lúa mới về nhà. Người Dao quan niệm cây lúa cũng có linh hồn. Vì vậy, trước khi tổ chức lễ mừng lúa mới, mỗi gia đình phải đi rước hồn lúa mới từ cánh đồng về nhà.

Theo ông Lý Văn Điệp, một người cao tuổi uy tín tại thôn Hòn Lau chia sẻ. Thực hiện nghi thức này, vào buổi sáng sớm, người phụ nữ trong gia đình ra ruộng lúa. Họ tỉa những bông to trĩu hạt vừa chín, buộc thành những bó nhỏ phơi trước nhà. Sau đó, chọn ra những bông to nhất buộc thành cụm treo lên vách nhà. Còn lại đem tuốt để làm cốm, nấu xôi dâng lên tổ tiên, trời đất.

Người Dao quan niệm, đã có cơm mới thì ông bà tổ tiên, các vị thần linh phải là người được dùng trước. Vì đã phù hộ cho gia đình có một mùa màng bội thu. Mâm lễ dâng lên tổ tiên trong dịp này khá đơn giản, bao gồm: cơm mới, cốm, 1 con gà luộc, hoa quả…

Chuẩn bị cơm mới

Điều đặc biệt nhất đó là khâu chuẩn bị cơm mới. Theo bà Đặng Thị Kim thì cơm mới ở đây được làm bằng lúa nếp mới thu hoạch về vừa phơi khô. Nó còn giữ lại mùi thơm giòn của nắng. Sau khi ngâm một đêm, hạt gạo nếp nở to ra và mềm hơn sẽ được cho xuống chõ đồ xôi. Gạo được đồ khoảng hơn 40 phút thì sẽ chín. Ngoài gạo nếp, lễ cúng cơm mới không thể thiếu lá gừng.

Vào buổi sáng sớm, khi vẫn còn những giọt sương đọng lại trên lá, người phụ nữ sẽ đi hái những lá gừng còn xanh. Rồi rửa sạch cho vào cối giã thật nhuyễn, vắt kiệt lấy phần nước. Xôi chín, cho xôi ra lá chuối và hòa nước lá gừng vào xôi tạo thành màu xanh. Mùi thơm của gạo nếp hòa quyện với vị thơm nồng của lá gừng xanh. Tạo nên một vị đặc trưng của cơm mới nơi đây.

Ý nghĩa của nghi lễ

Lễ cúng mừng cơm mới của người Dao không cầu kỳ, quan trọng nhất vẫn là thành tâm tưởng nhớ đến tổ tiên. Sau khi chuẩn bị đầy đủ mâm lễ sẽ được gia chủ dâng lên và báo cáo rằng. “Hôm nay 9/9 âm lịch, lúa nương đã chín, lúa ruộng đã vàng. Gia đình đã chuẩn bị xong cơm mới kính dâng ông bà tổ tiên, các vị thần linh phù hộ cho gia đình một mùa màng bội thu. Thay mặt gia đình mời ông bà tổ tiên, các vị thần linh về nhận lễ cơm mới để gia đình được thu hoạch. Cầu mong mùa màng năm sau sẽ thành công hơn nữa”.

Có ý nghĩa nhân văn cao đẹp

Sau khi hoàn thành lễ cúng tổ tiên, người Dao lấy một ít thức ăn mang cho gia súc, gia cầm ăn trước. Điều này thể hiện lòng biết ơn tới các con vật nuôi, mong cho chúng luôn khỏe mạnh, bảo vệ gia đình, mùa màng tươi tốt. Còn mâm cúng được gia đình dọn xuống, cùng 1 – 2 mâm cơm được chuẩn bị sẵn, các thành viên trong gia đình quây quần ăn uống vui vẻ, chúc cho nhau sức khỏe, bình an, mùa màng tốt tươi.

Lễ mừng lúa mới còn là dịp con cháu người Dao nhớ ơn tổ tiên, biết ơn mẹ lúa và giáo dục cho các thế hệ trẻ hiểu về truyền thống văn hóa của dân tộc.

Nguồn: baotuyenquang.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội