Lễ giải hạn của dân tộc miền cao ẩn chứa giá trị gì?

Lễ giải hạn của dân tộc miền cao ẩn chứa giá trị gì?

Đồng bào miền cao luôn đậm đà bản sắc dân tộc của riêng họ. Mỗi dân tộc, vùng miền lại có một tục lệ khác nhau. Những truyền thống ấy được cha truyền con nối bao đời nay. Sau cùng, nó trở thành những nghi lễ, những tập tục không thể thay thế được. Một trong những nghi lễ đặc biệt chính là lễ giải hạn. Ngoài mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, lễ giải hạn còn ẩn chứa một giá trị nhân văn cao cả. Chúng ta hãy cùng đi sâu tìm hiểu những ý nghĩa và giá trị cao đẹp ấy thông qua bài viết dưới đây. Truy cập vào Phong tục- Tập quán để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị nhé!!

Ý nghĩa lễ giải hạn

Lễ giải hạn nói chung cũng như lẩu then, lẩu pựt đều là các hình thức diễn xướng cổ. Chủ yếu của người dân tộc Tày, Nùng. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian lâu đời. Với lòng tin thuần phác, người dân tộc Tày, Nùng làm lễ giải hạn nhằm cầu mong một cuộc sống an lành. Để cho những người đang sống, những người đã khuất và cả thế giới tâm linh đều yên ổn. Họ cần một chỗ dựa tinh thần song không cuồng tín. Khi gặp tai họa, ốm đau thì theo quan niệm chung của mọi người “Vô phúc vái tứ phương, ma cũng cầu, thuốc cũng chữa”.

Ý nghĩa lễ giải hạn ở miền cao

Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của cơ chế kinh tế thị trường. Cũng như nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống ở một bộ phận người dân có những thay đổi nhất định. Cùng sự giao thoa giữa các yếu tố văn hóa mới đã tác động đến loại hình dân gian truyền thống này. Khiến lễ giải hạn đã không còn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu của nó.

Một số gia đình có điều kiện sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đồng. Thậm chí hàng chục triệu đồng để mời thầy về cúng lễ cho gia đình làm ăn phát đạt. Một số gia đình không có điều kiện. Nhưng vì quá “tín” nên sẵn sàng bán cả tài sản trong nhà để làm lễ. Lễ giải hạn bị lạm dụng nên các nghi lễ trở nên rườm rà và tổ chức một cách bừa bãi…

Nghi thức giải hạn

Nghi lễ quan trọng này do thầy tào hoặc thầy pựt (thường gọi là thầy cúng). Đây là người am hiểu văn hóa, phong tục truyền thống, được người dân tín nhiệm thực hiện. Muốn làm lễ giải hạn việc đầu tiên là phải tìm gặp thầy để xem ngày lành. Sau đó tiến hành chuẩn bị lễ vật và đón thầy về nhà để làm lễ hoặc làm lễ tại nhà thầy.

Theo thầy pựt Tô Quang Chung, thôn Rèn 1, xã Hòa An, lễ giải hạn hiện nay diễn ra văn minh, tiến bộ. Thời gian làm lễ thường chỉ diễn ra 1 ngày hoặc 1 đêm. Đặc biệt, các lễ vật cũng hết sức giản đơn, tùy thuộc vào thành ý của gia chủ. Chính vì sự tiến bộ này, gia đình nào cũng có thể tiến hành nghi lễ cúng giải hạn, bất kể giàu hay nghèo.

Lễ giải hạn thông thường trải qua các bước: Nhập môn, thỉnh tướng (báo tổ tiên và mời tổ tiên về để con cháu dâng lễ vật); bốc mệnh (dự đoán bản mệnh của gia chủ để biết vận số trong cả năm); trừ tà (diệt trừ tà ma, quét sạch những vận xui, rủi ro…); hành yên, lập phú (cầu bình an, tài lộc).

Cầu mong may mắn, bình an

Trong lễ cúng giải hạn ngoài những điệu hát cổ. Thầy sẽ dùng hai thẻ gỗ để gieo quẻ, để xin lộc tới cho gia đình. Vật dụng thầy dùng là có chiếc quạt và xóc nhạc (nhiều quả nhỏ ghép nối lại với nhau bằng các vòng tròn sắt hoặc đồng). Trang phục thầy pựt mặc khi làm lễ là áo cà sa, mũ (chỉ thầy pựt mới có áo cà sa, còn thầy tào không có áo cà sa) với màu sắc chủ đạo là đỏ, vàng, chàm, trắng. Mỗi một màu tương ứng với một vị thần linh.

Nội dung các bài cúng hiện nay được rút ngắn song vẫn đảm bảo ý nghĩa trong đời sống tinh thần. Đó là cầu cho một năm bình an, tai qua nạn khỏi. Các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, thóc gạo đầy bồ, gia súc, gia cầm sinh sôi, nảy nở, cây cối tốt tươi. Nếu có việc phải đi đâu xa thì thượng lộ bình an, đi đến nơi về đến chốn…

Tính nhân văn sâu sắc

Lễ cúng giải hạn còn có tính nhân văn sâu sắc thể hiện qua những điều răn. Đó là răn dạy con cháu phải nhớ ơn tổ tiên, hiếu kính cha mẹ. Biết sống đoàn kết, gắn bó, bỏ qua những hiềm khích. Lời răn ấy còn hướng đến những giá trị tốt đẹp cho mỗi gia đình. Mong muốn con cháu học hành thành đạt, xây dựng gia đình hạnh phúc, làm rạng rỡ cho quê hương.

Mang giá trị nhân văn sâu sắc

Đặc biệt, trong quá trình thực hành nghi lễ còn diễn ra nhiều hoạt động như hát, nhảy, gõ kẻng, xóc nhạc… Mục đích để các đấng thần linh, các vị tiên tổ thấu những lời cầu ước của gia chủ. Nhờ vậy mà nhiều điệu múa, câu hát răn dạy con cháu được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và những thầy cúng với sự hiểu biết của mình cùng với hệ thống sách cổ. Đã góp phần quan trọng trong việc gìn giữ kho tàng văn hóa của đồng bào dân tộc.

Nguồn: baotuyenquang.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội