Người Tày Chiêm Hoá cúng mát nhà, hi vọng năm mới bình an

Người Tày Chiêm Hoá cúng mát nhà, hi vọng năm mới bình an

Cúng mát nhà là một tín ngưỡng tâm linh độc đáo của người Tày. Tục lệ này đã trở thành một nét văn hoá không thể thiếu, được di truyền từ bao đời nay. Đối với họ, lễ cúng này quan trọng bậc nhất. Nó không kém phần cần thiết với bất kì nghi thức văn hoá nào. Tục lệ này chủ yếu vì tín ngưỡng cầu may mắn đầu năm mới. Không chỉ là nghi lễ mang tính tâm linh cao. Nó còn trở thành truyền thống của dân tộc này. Truy cập vào Phong tục- Tập quán để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị nhé!!

Người Tày Chiêm Hoá

Người Tày nói tiếng Tày, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái của hệ ngôn ngữ Kra-Dai. Người Tày sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp phía bắc Việt Nam. Người Tày trước đây hay được gọi là người . Người Tày có dân số đông thứ 2 ở Việt Nam. Người Tày, Nùng có nguồn gốc và mối quan hệ gần gũi với người Tráng tại Quảng Tây, Trung Quốc.

Người Tày chủ yếu theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Trong ngôi nhà của họ bàn thờ luôn được đặt ở nơi trang trọng nhất của ngôi nhà. Đồng bào quan niệm: “Vạn vật hữu linh” nên họ coi mọi thứ đều có linh hồn. Người chết đi về thế giới bên kia và vẫn theo dõi mọi hoạt động của người trần. Trong gia đình có bất cứ công việc gì xảy ra thì gia chủ đều phải khấn báo với gia tiên. Khách và phụ nữ có thai, mới sinh không được phép ngồi hay nằm trên ghế, giường trước bàn thờ.

Trong tôn giáo của người Tày, ngày tảo mộ (3/3 âm lịch) là ngày lễ quan trọng nhất của người Tày. Tuy nhiên ngoài tìn ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Tày còn chịu ảnh hưởng của tôn giáo như Phật, Đạo, Nho. Mặc dù họ không theo một tôn giáo nào.

Tín ngưỡng lâu đời

Nếu nhà nào vì lý do gì đó mà chưa thể làm lễ cúng mát nhà thì tinh thần vẫn nặng trĩu. Mọi người sẽ chưa được tự tin, thoải mái trong làm ăn, băn khoăn nhiều điều. Chính lý do tín ngưỡng tâm linh đó mà từ xa xưa các cụ người Tày đã truyền cho con cháu tục lệ này. Nó trở thành nét văn hóa không thể thiếu.

Tín ngưỡng lâu đời của người Tày

Người Tày có rất nhiều lễ cúng, nhưng cúng mát nhà đầu năm được xếp vào việc quan trọng của năm, cần phải làm. Tuy nhiên việc cúng bái liên quan đến đường âm. Thần linh thì phải thông qua người thầy cúng cao tay hay còn gọi là thầy Then. Chỉ có thầy Then được cấp sắc có đủ uy tín mới có thể hóa giải được vấn đề này.

Bà Hoàng Thị Huệ, dân tộc Tày, thôn Lang Chang, xã Hòa Phú (Chiêm Hóa) cho biết. Năm nào gia đình cũng tổ chức lễ cúng mát nhà đầu xuân. Đầu tiên là việc gia chủ đến nhà thầy cúng xem ngày tốt. Ở Chiêm Hóa, mỗi dòng họ người Tày lại có một thầy cúng cầm đầu ma. Nên thầy cúng nắm khá chắc các thành viên của dòng họ. Việc một gia đình “thuận buồm xuôi gió” cũng ảnh hưởng đến kết quả chung của dòng họ.

Ngược lại, nếu một gia đình nào đó gặp ốm đau, hoạn nạn thì cả họ cũng không thể vui được, nhiều điều lo lắng. Qua đó mới thấy tính cộng đồng trong dòng họ người Tày rất cao. Trước ngày diễn ra lễ cúng, gia chủ đi mời anh em họ hàng, làng xóm láng giềng đến dự bữa cơm thân mật. Anh em nội ngoại tộc đến sớm hơn giúp gia đình các công việc liên quan đến lễ cúng, làm cỗ, mời khách. Chuẩn bị đến gần giờ đẹp để cúng, gia chủ cử một thanh niên trai tráng đi đón thầy về làm lễ.

Lễ cúng mát nhà

Trước ban thờ thần linh, tổ tông ở gian chính giữa của ngôi nhà. Gia chủ trải mấy chiếc chiếu dưới nền để bầy mâm lễ cho thầy cúng. Mâm cúng không thể thiếu gà luộc, xôi ngũ sắc, hoa quả, rượu trắng, muối, gạo, vàng hương, giấy màu, lọ nước và vài cành lá cây.

Hình ảnh nhà sàn của người Tày

Ông Phương Văn Mười, dân tộc Tày, 94 tuổi. Ông là thầy cúng cao tay của dòng họ Hoàng thôn Lang Chang, xã Hòa Phú khẳng định. Cúng mát nhà là lễ cúng quan trọng của người Tày. Hầu hết các gia đình đều làm, thời điểm làm đẹp nhất là đầu xuân mới. Lễ cúng trải qua nhiều giai đoạn như cúng trong nhà, cúng ngoài cửa, cúng ngoài sân. Thầy cúng dùng cành cây vẩy nước ra 4 hướng nhà làm phép “tẩy uế khai quang”, mời rượu thánh thần. Tiếp đó gieo đồng xu âm dương xin “lộc tốt” cho gia chủ. Thầy vãi muối trắng, rượu, gạo ra xung quanh nhà nhằm xua đuổi những điều không tốt trong năm qua,. Cầu mong cho năm mới gặp nhiều may mắn, hanh thông.

Trở thành phong tục truyền thống

Từ nghi lễ mang tính tâm linh cao, cúng mát nhà trở thành phong tục truyền thống của đồng bào Tày Chiêm Hóa. Chị Ma Thị Lan, dân tộc Tày thôn Làng Mới, xã Hòa An mới lấy chồng làm nhà ra ở riêng. Chị bảo, cũng học ông bà, bố mẹ làm lễ cúng mát nhà. Ngoài lễ cúng cũng là dịp tốt để mời anh em họ hàng, làng xóm ăn bữa cơm thân mật. Chỉ khi lễ cúng suôn sẻ hoàn thành, chị và các thành viên của gia đình mới có tâm lý thoải mái, an tâm trong mọi công việc. Qua lễ cúng thầy Then báo cáo ước vọng, tấm chân tình, lòng thành của gia chủ với các vị thần linh, tổ tông. Để được phù hộ độ trì sức khỏe, mùa màng, chăn nuôi.

Nguồn: baotuyenquang.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội