Cúng thần rừng- một hoạt động văn hoá mang ý nghĩa tâm linh

Cúng thần rừng- một hoạt động văn hoá mang ý nghĩa tâm linh

Dân tộc miền cao có lẽ đã quá thân thuộc với rừng già và thiên nhiên. Nơi đây dường như đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ. Không chỉ thế, rừng còn bảo vệ người dân khỏi thiên tai lũ lụt. Nó mang đến cho tất cả mọi người một không khí trong lành, mát mẻ hơn. Có lẽ vì vậy mà người dân có yếu tố tín ngưỡng tâm linh với thần Rừng rất lớn. họ coi đây là một hoạt động thường niên không thể thiếu trong năm. Cùng tìm hiểu về lễ cúng thần rừng của người miền núi nhé!! Truy cập vào Phong tục- Tập quán để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị nhé!!

Lễ cúng thần rừng

Lễ hội không những có giá trị sâu sắc về tinh thần mà còn khẳng định vai trò, vị trí của cộng đồng gắn với thiên nhiên. Hòa đồng cùng thiên nhiên, tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên. Họcoi rừng là cuộc sống, gắn bó với rừng, bảo vệ rừng đã trở thành ý thức chung. Nó được thể hiện ở từng gia đình, làng bản. Và cũng từ đó rừng sinh thủy phục vụ đời sống, sản xuất, cải tạo môi sinh và có giá trị trong thực tiễn cộng đồng.

Mỗi khu rừng thiêng được người dân bảo vệ chăm sóc. Nó không những mang lại giá trị vật chất, tinh thần cho cộng đồng làng bản. Mà còn góp phần bảo vệ, phát triển môi trường sinh thái chung. Lễ hội cúng rừng được tổ chức ở hai khu rừng cấm khác nhau. Vào hai thời điểm khác nhau: đó là hội cúng rừng ở đầu bản vào ngày 30 tháng giêng. Và hội cúng rừng cấm giữa đồng vào ngày mồng 2 tháng 7 âm lịch.

Lễ cúng thần rừng đầu nguồn không những có giá trị sâu sắc về tinh thần mà còn khẳng định vai trò, vị trí của cộng đồng gắn với thiên nhiên. Đây cũng là một hoạt động bảo vệ rừng có tính cộng đồng chặt chẽ và đem lại hiệu quả thiết thực ở vùng cao. Những lời cầu khấn trong lễ cúng đều thể hiện sự thành kính của con cháu với thần rừng, thần trời, thần đất: Mời các thần đến chứng kiến và phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cầu cho rừng ngày một tươi tốt để che chở cho đồng bào.

Nghi thức quan trọng của người Nùng, người Mông

Từ ngàn đời nay, người dân tộc Mông, Nùng sinh sống dựa vào thiên nhiên, họ bám rừng, bám núi để mưu sinh. Rừng mang đến cho họ không khí trong lành, bảo vệ khỏi thiên tai, lũ lụt; rừng còn cung cấp cho họ các loại hoa, cây trái… Vì thế, họ quan niệm mỗi khu rừng đều có thần cai quản. Vào rừng muốn chặt cây thì phải xin phép thần. Hằng năm phải trồng thêm cây non vào mỗi mùa xuân để rừng luôn xanh tốt.

Nghi thức quan trọng của người Nùng, người Mông

Để tạ ơn thần rừng, năm nào vào dịp đầu xuân đồng bào cũng tổ chức lễ cúng ngay tại khu rừng thiêng. Trong khu rừng này, mọi người dân trong thôn bản đều ý thức được những điều cấm kỵ. Ví dụ như: Không được chặt cây, lấy củi, săn bắt thú, làm việc xấu trong rừng… Nhân dân địa phương vẫn còn lưu truyền rất nhiều câu chuyện ly kỳ. Câu chuyện về những cá nhân đã vi phạm vào điều cấm kỵ bị Thần Rừng trừng phạt. Những điều cấm kỵ đó cho dù không được quy định trong các hương ước của thôn bản. Nhưng mọi người đều biết rất rõ và có ý thức tuân thủ.

Vị trí thực hiện nghi lễ

Vị trí lập bàn thờ cúng Thần Rừng là một gốc cây to nhất của khu rừng. Vào ngày diễn ra buổi lễ, đồng bào tập trung tại khu làm lễ vệ sinh sạch sẽ xung quanh gốc cây cổ thụ. Mục đích để lấy không gian tổ chức nghi lễ. Ngoài ra, đồng bào còn chuẩn bị lễ vật dâng thần rừng cùng thực phẩm và vật dụng để sử dụng ngay trong lễ cúng rừng. Xưa kia, trong mỗi dịp tổ chức lễ cúng Thần Rừng thì mỗi gia đình chỉ có 1 người nam giới đại diện cho gia đình đến tham dự. Tuy nhiên hiện nay, người Nùng không còn quan niệm phân biệt nam hay nữ khi đến dự lễ cúng Thần Rừng mà cả nam và nữ đều được mời đến tham dự.

Vị trí thực hiện nghi lễ

Nghi thức được diễn ra như thế nào

Khi mọi công việc được chuẩn bị hoàn tất thì lễ cúng các vị thần linh của rừng cũng được bắt đầu. Người chịu trách nhiệm chính trong lễ cúng rừng là thầy cúng. Thầy cúng phải là bậc cao niên và am hiểu sâu sắc phong tục, tập quán của địa phương. Và được dân làng kính trọng, tín nhiệm. Trong bài khấn, thầy cúng nói những lời tạ ơn công đức của thần rừng quanh năm bao bọc, chở che và ban cho con người nguồn sống. Đồng thời, thầy cúng còn thay mặt cho dân làng nói lên quyết tâm sẽ bảo vệ rừng thiêng của bản. Hằng ngày gìn giữ, chăm sóc và trồng thêm nhiều cây con, quyết tâm không phá hoại rừng.

Hoạt động thắt chặt đoàn kết

Bài cúng cũng mong thần rừng trong năm mới sẽ ban cho dân làng nhiều hoa thơm, trái ngọt. Và cho mưa thuận gió hòa, cây rừng tốt tươi. Sau khi lễ cúng rừng, thầy cúng và trưởng bản cùng dân làng tổ chức buổi sinh hoạt cộng đồng ngay tại gốc cây cổ thụ. Đây là hoạt động nhằm thắt chặt tinh thần đoàn kết của mọi người dân trong bản.

Nghi lễ cúng Thần Rừng của đồng bào Mông, Nùng không chỉ có ý nghĩa tạ ơn thần rừng đã cai quản rừng xanh. Đó là lời cảm giúp con người. Mà còn là một hoạt động văn hóa tâm linh mang đậm bản sắc. Đây là hoạt động nhằm tăng cường đoàn kết cộng đồng, nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của rừng đối với cuộc sống. Từ đó mỗi người có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng thiêng của bản làng.

Nguồn: baotuyenquang.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội