Vì sao đồng bào Dao Đỏ coi “gùi” là vật “bất ly thân”

Vì sao đồng bào Dao Đỏ coi “gùi” là vật “bất ly thân”

Mỗi vùng miền lại có những vật dụng quen thuộc khác nhau. Và đối với người Dao đỏ, gùi là vật dụng không thể thiếu. Nó giống như một chiếc giỏ mây đa năng. Gùi gắn liền với cuộc sống thường ngày của từng bản, làng dân tộc Dao. Nó là thứ mà dù nhiều vật dụng khác hiện đại tân tiến hơn cũng không thể thay thế. Gùi còn được sử dụng rất nhiều trong văn học nghệ thuật. Cùng tìm hiểu vì sao gùi trở thành một nét đẹp văn hoá đặc trưng của dân tộc Dao nhé!!!!!! Truy cập vào Phong tục- Tập quán để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị nhé!!

Gùi là gì?

Gùi là một vật dụng bằng tre, mây đan thủ công. Nó rất phổ biến trong các khu vực sinh sống của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đặc biệt là vùng cao. Chức năng của nó thường là để đựng đồ, nhưng đặc biệt có thêm hai quai để tiện mang vác trên vai. Nhằm giải phóng đôi tay không vướng bận khi mang vác đồ và di chuyển.

Nó thường được làm từ tre và các loài cây thuộc họ tre, nứa và mây. Dây mây được dùng để quấn miệng hoặc làm đế, đan quai. Đế thường được làm bằng mây hoặc các loại gỗ mềm để dễ uốn hình tròn, vuông. Khi đan thân gùi, các nghệ nhân sẽ tạo hoa văn trang trí. Bằng việc thêm hoa văn màu đen, đỏ hoặc lật xen kẽ các nan cùng màu. Thân gùi có thể nẹp tre hoặc mây qua các trụ góc. Nẹp thân được ốp vào thân bằng dây mây. Tất cả các công đoạn đều được làm tỉ mỉ, chắc chắn. Mục đích để nó có thể sử dụng được lâu dài, nhất là phần quai dễ bị đứt khi tải đồ vật nặng.

Hình ảnh quen thuộc với đồng bào miền cao

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, chiếc gùi không phải chỉ là đồ đựng thuần túy. Nó còn là đồ trang trí thể hiện óc thẩm mỹ và bàn tay khéo léo của người đan. Do vậy, trên thân nó thường có nhiều hoa văn cầu kỳ, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống. Mỗi dân tộc lại có cách đan, hình dáng và hoa văn thể hiện trên gùi cũng có nét riêng biệt. Hiện tại những chiếc gùi nhỏ, xinh xắn là một món quà lưu niệm rất dễ thương.

Về các buôn, làng, ai cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh mỗi buổi sáng hoặc chiều, phụ nữ thường cõng chiếc gùi trên lưng, đựng từng bầu nước ngọt về nhà. Đây là một nét đẹp văn hoá và cũng rất có lợi cho môi trường. Nó có thể thay thế túi nilon và giúp môi trường bớt ô nhiễm hơn

Phục vụ cuộc sống thường ngày

Đến với thôn Bản Ba 2 vào lúc sáng sớm hay buổi chiều ta, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những phụ nữ Dao Đỏ cõng trên lưng chiếc gùi để lên nương, xuống chợ. Họ gùi mọi thứ như củ măng, bó rau cải, con gà, chai mật ong,… mang ra chợ phiên. Rồi lại đựng những gói mì tôm, mắm, muối, mì chính, gói bánh…mang về.

Ấn tượng hơn cả là trong chiếc gùi ấy còn có những đứa bé ngây thơ theo mẹ, theo bà đi chợ. Với cặp mắt tròn xoe khiến ai bắt gặp cũng lập tức bị cuốn hút. Hình ảnh đáng yêu này đi vào thơ ca, nhạc họa, nhiếp ảnh đã làm rung cảm biết bao trái tim. Để rồi “gùi” đơn thuần là vật dụng phục vụ đời sống của người dân nơi đây. Đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng cao.

Đan gùi đòi hỏi sự khéo léo

Đan gùi đòi hỏi phải có bàn tay khỏe khoắn để nẹp, tạo kiểu, đảm bảo độ chắc chắn. Nên thông thường chỉ dành cho đàn ông. Có nhiều kích cỡ khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng và lứa tuổi người dùng. Thông thường chiếc gùi của đồng bào Dao Đỏ có miệng tròn, theo hướng tỏa ra,. Phần thân và đáy hình vuông, thuận lợi cho việc đựng các vật dụng hàng ngày.

Trong xã hội ngày nay, việc cả xã hội sử dụng túi ni lông tràn lan trong sinh hoạt làm ảnh hưởng đến môi trường sống. Hình ảnh chiếc gùi thực sự là hữu ích. Nó góp phần lan tỏa phong trào nói không với rác thải nhựa trong sinh hoạt, xây dựng môi trường sống trong lành.

Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, có nhiều vật dụng thay thế nó. Nhưng đồng bào Dao Đỏ ở Bản Ba 2 vẫn luôn xem đây là vật dụng quan trọng, gần gũi. Là nét đẹp riêng của dân tộc cần được bảo tồn và phát huy.

Nguồn: baotuyenquang.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội