Lễ hội đền Hùng – ngày đại lễ của con cháu rồng tiên

Lễ hội đền Hùng – ngày đại lễ của con cháu rồng tiên

Từ ngàn đời nay, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm thức của người dân Việt. Theo những dấu tích lịch sử. Thì bản ngọc phả được viết vào thời Trần. Sau đó đến đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông đã sao chép đóng dấu kiềm lần lượt vào các năm 1470 và 1601 để tại Đền Hùng. Bản ngọc phả ghi rằng: “…Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần. Đến triều đại ta bây giờ. Là đời  Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa( nay là làng Trung Tích). Ruộng đất sưu thuế từ xưa đã dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi…”. Chính vì thế cho tới hiện tại, ngày lễ này vẫn là một ngày lễ quan trọng đối với người dân Việt Nam ta. Ngày hội của non sông, của dân tộc con rồng cháu tiên. Hãy cùng SKP.COM.VN tìm hiểu về lễ hội đền Hùng mùng 20 tháng 3 hàng năm nhé.

Ngày hội toàn dân

Ta có thể thấy từ thời Hậu Lê trở về trước. Đời vua nào cũng rất coi trọng ngày lễ giỗ Tổ này. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương tổ chức tại đền Hùng hằng năm. Đây là ngày hội chung của toàn dân. Một ngày mà tất cả mọi người trên tổ quốc ta đều chung mắt về một hướng. Ngày nay nhân dân cả nước có ước mong cũng sẽ được tham gia vào lễ hội đền Hùng. Người dân cả nước có thể quy tụ về đền Hùng. Và tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.

Ngày hội toàn dân hướng về đền hùng

Một nét đẹp có truyền thống ngàn đời

Từ các đời Đinh, Lý, Trần, Hậu, Lê

Từ xa xưa, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng – những người có công dựng nước được các thế hệ người Việt duy trì và được các triều đại quân chủ chăm lo, hương khói. 

Ngọc phả Hùng Vương (1470) đã chép: “Từ đời nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến triều đại ta bây giờ là Hậu Lê (1418 – 1527) vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (nay là làng cổ Tích) ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của các đấng Thánh Tổ xưa”.

Cho tới đời nhà Nguyễn

Thời nhà Nguyễn tiếp tục tôn vinh các Vua Hùng với chủ trương quốc thống. Giao các địa phương kê khai thần tích. Rước linh vị Đền Hùng vào thờ tại miếu Lịch đại đế vương ở Kinh thành Huế.

Đồng thời, triều đình cấp tiền tu sửa, tôn tạo các đền. Đó là Đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, đền Giếng… Các vua nhà Nguyễn theo lệ cứ 5 năm (vào các năm tròn, năm chẵn) nhà nước đứng ra tổ chức Lễ Giỗ Tổ (Quốc lễ) tại Đền Hùng. Còn các năm lẻ do địa phương tổ chức.

Đền hùng

Tới đời vua Khải định thứ 2

Đến năm Khải Định thứ 2 (1917) ngày Giỗ Tổ Hùng Vương – mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm mới được chính thức hóa bằng luật pháp. Và từ đó đến nay, ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 đằ trở thành ngày Giỗ Tổ của cả nước và đã đi vào thơ ca dân gian:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba”

Câu ca dao đậm đà tình nghĩa ấy đã đi vào tâm khảm thiêng liêng của mỗi ngứời Việt Nam, một hình thức truyền khẩu cho truyền thống thờ cúng để mỗi người dân đât Việt từ bao đời nay coi ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là sự tưởng nhớ, là sự trở về với cội nguồn của dân tộc.

Cách mạng thành công, Nhà nước cũng rất coi trọng nghi lễ này

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng, Nhà nựớc ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đã về thăm viếng tại đây.

Kế tục truyền thống cao đẹp, đạo lý “Uống, nước nhớ nguồn”’ của ông cha ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh của Chủ tịch nước số 22/SL ngày 18 tháng 02 năm 1946 cho “Những viên chức công nhật tòng sự tại các công sở có quyền được hưởng lương” trong 1 ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Lễ giỗ tổ đầu tiên của Chính phủ Việt Nam

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm Bính Tuất (1946) – năm đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cụ Huỳnh Thúc Kháng – Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tâm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm báo cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình. Cùng nhau đoàn kết. Đánh tan giặc xâm lược. Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Nô nức ngày hội giỗ tổ

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức trang nghiêm

Ngày nay, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức trang nghiêm trọng thể theo truyên thông văn hóa dân tộc. Phần lễ có nghi thức dâng hương hoa của các: đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, các tỉnh thành được tổ chức trang nghiêm, thành kính. Phần hội tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú xung quanh chân húi Hùng: Các trò diễn dân gian (đánh trống đồng, cồng chiêng, đâm, thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, kéo lửa thổi cơm thi…), các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của các tỉnh, thành, các đội văn nghệ quần chúng trình diễn, các hoạt động thi đấu thể thao được tổ chức quy củ, mang đậm chất vặn hóa cội nguồn.

Người dân ở địa phương có di tích (đình, đền, miếu…) thờ Hùng Vương và các nhân vật lịch sử liên quan thời kỳ Hùng Vương tự nguyện tổ chức hoạt động tế lễ, rước kiệu về Đền Hùng, chuẩn bị các lễ vật từ đặc sản của địa phương để dâng cúng các Vua Hùng. Tham gia các hoạt động văn hóa dân gian.

Lễ giỗ tổ Hùng Vương có ý nghĩa sâu sắc trong văn hoá tâm linh

Giỗ Tổ Hùng Vương ngày càng có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng. Từ trung tâm thờ tự các Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh. Đến các di tích thờ Hùng Vương. Danh nhân. Danh tướng thời Hùng Vương.

Trong nước và cả nước ngoài đều đồng loạt tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày lễ mùng 10 tháng 3 âm lịch trang nghiêm, thành kính. Có ý nghĩa giáo dục sâu sắc ý thức dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước. Lễ hội Đền Hùng trong Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã đạt đến đỉnh cao của sự thăng hoa. Để trở thành ngày hội non sông, ngày hội của toàn dân.

Nghi lễ lớn

Đền Hùng Phú Thọ

Đền Hùng được coi Trung tâm tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng. Và việc tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng – là biểu tượng của nguồn cội. Là hiện thân của những người đã khai sáng ra đất nước và dân tộc ta. Là đạo lý truyền thống của dân tộc. Ngày nay, trên cả nước và trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều đền thờ các Vua Hùng và các nhẩn vật liên quan thời kỳ Hùng Vương. Nhưng Đền Hùng (Phú Thọ). Luôn được coi là nơi duy nhất đầu tiên thờ phụng Vua Hùng của cả nước trong cả một quá trình lịch sử lâu dài. Đây là điểm thiêng liêng trong tâm thức và tâm linh của người Việt Nam từ bao đời nay, điểm đến qua nhiều thế kỷ hành hương và thăm viếng mang tính tâm linh nguồn cội.

Các di tích đặc biệt tại đền Hùng

Các di tích tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng. Bao gồm: Đền Hạ, tương truyền nơi Tổ Mẫu Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng; sau nở thành 100 người con trai. Chùa Thiên Quang thiền tự; đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu). Tương truyền nơi Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng bàn việc nước.

Đền Thượng

Kính Thiên Lĩnh điện. Tương truyền nơi các Vua Hùng tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa. Cầu mong mưa thuận gió hòa; mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Lăng Hùng Vương, tương truyền là mộ Vua Hùng thứ 6. Cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 nhường ngôi. Để thề nguyện gìn giữ cơ nghiệp nhà Hùng. Bảo vệ non sông đất nườc.

Trang nghiêm

Đền Giếng

Ngọc tỉnh. Nơi thờ công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con gái Vua Hùng thứ 18. Đền thờ Tổ Mau Âu Cơ được xây dựng năm 2005. Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân xây dựng năm 2009. Ngã năm đền Giếng cỏ dựng bức phù điêu Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Đại đoàn quân Tiên Phong.

Ngày nay, Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt đến Đền Hùng. Bằng nhiều chính sách đầu tư xây dựng… . Tạo cho Khu Di tích lịch sử Đền Hùng cảnh quan thiên nhiên thoáng rộng. Và rất hùng tráng, tôn nghiêm, linh thiêng. Xứng tầm là nơi thờ cúng Quốc Tổ của dân tộc Việt Nam.

Nguồn: baodautu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội