Phụ nữ Tày không được ngồi gần bàn thờ tổ tiên trong ngôi nhà sàn?

Phụ nữ Tày không được ngồi gần bàn thờ tổ tiên trong ngôi nhà sàn?

Mỗi dân tộc đều có những lễ nghi và phong tục tập quán khác nhau. Đối với người Tày, nhà sàn là hình ảnh rất đỗi thiêng liêng và cao đẹp. Căn nhà sàn đã gắn bó và trở thành một phần trong cuộc sống của họ từ bao đời nay. Thế nhưng có rất nhiều tập tục truyền thống, kiêng kỵ trong ngôi nhà này. Ví dụ như phụ nữ không được ngồi gần bàn thờ tổ tiên. Hay nữ chủ nhà không được đến khu vực dành riêng cho nam giới. Hãy cùng đón xem những điều cấm kỵ ấy dưới đây!!! Truy cập vào Phong tục- Tập quán để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị nhé!!

Nhà sàn của người Tày

Người Tày thường đặt bếp lửa giữa nhà. Đây là nơi để mọi người trong gia đình quây quần, tạo bầu không khí đầm ấm. Trên gác bếp, thường dùng làm kho chứa đồ. Và tận dụng hơi nóng của bếp lửa để làm khô các loại nông sản. Các vật dụng truyền thống của người Tày. Ví dụ như: Nón lá, túi lưới, dây bao dao, mây tre nứa đan đó cá, dát phơi thóc. Dụng cụ đựng đồ bếp được sắp xếp ngăn nắp và gọn gàng.

Nhà thường dựng ở vùng chân đồi, ngoài cánh đồng hay những nơi có không gian thoáng đãng. Nếu nhà gần nơi có dòng nước chảy thì không được làm hướng nhà ngược dòng nước. Việc làm nhà của người Tày có nhiều quy định và những kiêng kỵ. Ví dụ như: Làm nhà nhất thiết phải chọn ngày hợp với chủ nhà, chọn cột là những cây thẳng đẹp. Không lấy cây bị dây cuốn, cây đổ, cây bị cụt ngọn…

Khi dựng xong khung nhà, dù chưa lợp mái cũng phải đốt lửa tại bếp (ý nghĩa coi như nhà có chủ). Thủ tục đốt lửa phải có đủ 2 bên nội ngoại. Họ cùng cầm 2 bó đuốc và mọi người đứng 4 góc chứng kiến châm lửa vào bếp. Đây là tục lấy lửa vào nhà mới, ô bếp thường do chính tay người nhà bên ngoại của gia đình làm.

Có thể thấy, những ngôi sàn nơi đây đã thể hiện rõ phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Tày. Đồng chí Chủ tịch UBND xã Phương Tiến, cho biết. Để kiến trúc đặc trưng không bị mai một, UBND xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân giữ nét truyền thống trong mỗi ngôi nhà. Không thay đổi, làm mới kiến trúc nhà sàn đã được ông cha truyền lại.

Công cuộc dựng nhà

Trong việc chọn cây làm nhà, người Tày kiêng sử dụng cây cụt ngọt, cây sâu gốc, cây có tổ kiến. Nhất là chọn cột cái và chọn cây chẻ lạt. Họ cho rằng, nhưng cây như thế là cây ốm yếu, bệnh tật. Nếu lấy cây đó làm nhà thì người sống trong ngôi nhà đó cũng không khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu xét theo đặc tính thì các loại cây này thường rất giòn, hỏng bên trong và thiếu thẩm mỹ.

Truyền thống lâu đời của người Tày

Khi dựng nhà, đồng bào kiêng quay ngọn cây xuống đất (dui, cột). Kiêng hướng ngọn cây về phía mặt trời mọc (là hướng của phụ nữ). Khi dựng nhà xong tuyệt đối không được đào hố trên nền nhà vì sợ phạm vào mạch của ngôi nhà. Có thể gây hư hại cho các thành viên trong gia đình. Buộc lạt không được buộc từ vặn nút từ phải sang trái vì cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nhà đã dựng xong không được chém vào bất cứ bộ phận nào của ngôi nhà, nhất là các cây cột. Vì người Tày quan niệm làm như vậy sẽ tổn hại đến phần hồn của nhà, nó sẽ trả thù con người.

Quy tắc ngầm

Bên cạnh những kiêng kỵ trong làm nhà, người Tày cũng có những quy định ngầm.Nhất là trong sinh hoạt hàng ngày trên ngôi nhà sàn. Bởi theo thiết kế thì ngôi nhà có khu vực sinh hoạt dành riêng cho từng đối tượng trong gia đình. Nên không ai được vi phạm các quy định này, nhất là phụ nữ. Hơn nữa do quan niệm phân biệt đối xử hay các quan niệm mang tính chất tâm linh. Đồng bào cũng đặt nhiều sự kiêng kỵ khắt khe. Mặt khác, sự kiêng kỵ ấy còn xuất phát từ vấn đề đạo đức xã hội.

Phụ nữ có nhiều điều kiêng kỵ

Đó là, bố không được vào nơi ngủ của con gái, con dâu. Con dâu không được vào gần nơi ngủ của bố chồng. Con gái cũng không tới gần nơi ngủ của bố đẻ. Bởi họ cho rằng, con dâu vào nơi ngủ của bố chồng là người không ngay thẳng. Bố và bố chồng vào nơi ngủ của con gái, con dâu là có ý xấu.

Nữ chủ nhà không được đến khu vực dành cho khách nam giới. Khi ngồi ăn trên khu vực sinh hoạt của nam giới mà có khách thì phụ nữ phải xuống bếp ăn. Điều này thể hiện sự tôn trọng khách, tôn trọng việc riêng của chồng.

Phụ nữ với nhiều kiêng kỵ

Phụ nữ cũng không được ngồi cạnh chồng khi tiếp khách, không được ngồi ở cạnh trên của bếp sinh hoạt. Vì đây là nơi ngồi của đàn ông. Nếu làm như vậy nghĩa là người vợ có vị trí ngang bằng với chồng còn người chồng là hèn kém.

Phụ nữ không được trèo lên gác nhà hoặc gác bếp để lấy đồ dùng hay giống cây trồng. Vì phụ nữ trèo lên cao là biểu hiện thiếu tôn trọng nam giới. Đồng thời thể hiện trong nhà không có đàn ông, đó là điều vô phúc.

Phụ nữ Tày không được ngồi gần bàn thờ tổ tiên, không được bày mâm cúng cũng như quét dọn bàn thờ. Vì đồng bào quan niệm việc cúng bái là của đàn ông, còn phụ nữ “không được sạch sẽ”. Nên không được động vào bàn thờ, làm ô uế nơi linh thiêng.

Ngoài những kiêng kỵ này, đồng bào Tày còn có một số kiêng kỵ khác. Ví dụ như không được dùng sào khều chọc mọi vật trong nhà, nhất là chọc lên nóc nhà, không được chọc xuống nền bếp, không để lửa tắt khi có người ở nhà… Vì họ quan niệm làm vậy sẽ mang lại những điều không may mắn.

Những kiêng kỵ này đến nay vẫn được duy trì như một nét đẹp văn hóa. Nó vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa thể hiện tính nhân văn trong đời sống người Tày.

Nguồn: baotuyenquang.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội