Khám phá tu viện được mệnh danh là “Tu viện vạn Phật” ở Hồng Kông

Khám phá tu viện được mệnh danh là “Tu viện vạn Phật” ở Hồng Kông

Bên cạnh Đài Loan, Hồng Kông cũng được xem là một điểm thu hút nhiều khách du lịch. Đây là điểm đến dành cho những ai muốn khám phá nên văn hóa kết hợp giữa phương Đông và phương Tây. Dù chỉ là một vùng đất có diện tích nhỏ nhưng Hồng Kông được xem là trung tâm tài chính của Châu Á. Chính vì vậy, nó là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa. Sau đó tạo thành một nền văn hóa mới độc đáo. Tuy nhiên, ở đây vẫn giữ được những nét tính ngưỡng mang đậm chất phương Đông. Điển hình là văn hóa Phật giáo. Tu viện Vạn Phật Tự là một minh chứng điển hình.

Vạn Phật Tự là một trong những điểm tham quan văn hóa tâm linh nổi tiếng nhất Hồng Kông. Cách trung tâm thành phố Sadion khoảng 1 giờ đi tàu điện ngầm. Chuyến thăm quan độc đáo đến tu viện được kỳ vọng sẽ mang lại trải nghiệm thú vị cho du khách. Có 10.000 bức tượng Phật giáo dọc theo con đường. Với nhiều pho tượng có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Khuôn viên rộng 8 ha khiến du khách không khỏi ngạc nhiên và thích thú. Nhìn về thành phố Sa Điền sầm uất ở phía đông bắc Hồng Kông. Hãy cùng chúng tôi khám phá tu viện thú vị này nhé.

Đôi nét về lịch sử của Hồng Kông

Hồng Kông (Hán-Việt: Hương Cảng), là một Đặc khu hành chính thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH). Nằm trên bờ biển Đông Nam của Trung Quốc. Phần lớn tên các thành phố của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được Latinh hóa bằng cách sử dụng bính âm. Tuy nhiên tên tiếng Anh chính thức của Hồng Kông vẫn là Hong Kong chứ không phải Xiānggǎng.

Hồng Kông là một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (đặc khu hành chính còn lại là Ma Cao). Lãnh thổ này, gồm hơn 260 hòn đảo. Nằm về phía Đông của Đồng bằng châu thổ Châu Giang. Giáp với tỉnh Quảng Đông về phía Bắc. Nhìn ra biển Đông ở phía Đông, Tây và Nam.

Đôi nét về lịch sử của Hồng Kông

Hồng Kông từng là một lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842. Sau đó chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật Cơ bản của Hồng Kông quy định rằng Hồng Kông được hưởng một quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047. 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền.

Dưới chính sách một quốc gia, hai chế độ, Chính quyền Trung ương chịu trách nhiệm về mặt quốc phòng và ngoại giao của lãnh thổ này. Còn Hồng Kông thì duy trì phần lớn chế độ chính trị, hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát. Đồng thời là chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, chính sách nhập cư. Thêm vào đó là hệ thống xuất bản, báo chí, hệ thống giáo dục của Anh. Các đại biểu trong các tổ chức, đảng phái, và sự kiện quốc tế.

Tu viện có số lượng tượng Phật nhiều không tưởng

Dù có vẻ ngoài cổ kính nhưng đây không phải một tu viện cổ. Được xây dựng vào những năm 1950, ngôi đền là tâm huyết của tu sĩ Yuet Kai và các đệ tử của ông. Ngôi đền bắt đầu xây dựng vào năm 1949 và hoàn thành sau 8 năm. Tuy nhiên, phải mất thêm 10 năm sau đó để người ta chuyển hết số tượng phật đến tu viện. Tu viện có 5 đền, 4 điện, một chùa và diện tích khoảng 8 ha.

Đây là một tu viện không có tu sĩ và chỉ có những người chăm sóc và làm việc ở đây vào ban ngày. Và mặc dù có tên là vạn Phật nhưng số lượng tượng Phật thực sự ở đây lên đến hơn 12.000 tượng.

Tu viện có số lượng tượng Phật nhiều không tưởng

Để đến được tu viện, du khách phải đi qua gần 400 bậc cầu thang từ dưới chân đồi lên tới tu viện trên đỉnh đồi. Dọc đường đi là các tượng phật đặt 2 bên với đủ mọi hình dáng, biểu cảm gương mặt khác nhau.

Du khách có thể bắt gặp những con khỉ không sợ người lang thang và nhảy nhót quanh lối đi. Sau những bậc cầu thang cuối cùng, hiện lên trước mặt du khách là kiến trúc độc đáo của tu viện. Với màu đỏ và họa tiết rồng ấn tượng.

Bên trong chính điện

Trong chính điện, tại gian giữa có một tượng mạ vàng được cho là có chứa hài cốt của tu sĩ Yuet Kai. Những bức tường quanh điện thờ hay bên ngoài tu viện đều có các hốc nhỏ. Đặt bên trong là hàng nghìn bức tượng Phật mạ vàng.

Tu viện còn có một ngôi chùa tháp 9 tầng. Hồ cá koi và một số gian thờ đầy màu sắc. Trong đó có gian thờ Phật Quan Âm. Trên khu vực đỉnh đồi có tu viện còn có một nhà hàng chay. Du khách có thể tới đây thưởng thức các món chay hấp dẫn. Ngắm nhìn Sa Điền hiện đại và nhộn nhịp bên dưới chân đồi. Khác hẳn với không gian yên bình, tĩnh lặng ở tu viện.

Cách đến tu viện

Để đến tu viện, du khách có thể đi tàu điện ngầm từ trung tâm thành phố và dừng lại ở ga Sa Điền. Từ ga Sa Điền, du khách đi về phố Pai Tau, phía tây bắc. Ở cuối đường là một con đường nhỏ dẫn đến tu viện vạn Phật.

Đường đến tu viện vạn Phật không có nhiều biển chỉ dẫn. Cũng không có dòng người qua lại tấp nập. Do đó việc tìm kiến tu viện có thể gây khó khăn cho khách du lịch quốc tế.

Cách đến tu viện

Tu viện mở cửa đón du khách miễn phí mỗi ngày từ 9h sáng đến 5h30 chiều. Dù khá mất thời gian để tìm đường đi nhưng tu viện vạn Phật vẫn là điểm đến độc đáo. Du khách không nên bỏ qua khi đến Hồng Kông.

Hy vọng SKP đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để bạn có thể đến thăm tu viện này.

Nguồn: dulichvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội